Giờ thi vừa hết, em đã ào ra, ôm chầm lấy chị và khóc.Giọt nước mắt ấy có thất vọng, nuối tiếc và hình như cả một chút ăn năn.
Chính lúc đó chị thấy giá trị của kì thi vốn rất quan trọng nhưng rồi xét cho cùng cũng chỉ là một cuộc thi.
***
18 tuổi, em còn trẻ con và vụng dại, chưa biết lo và không hề nghĩ ngợi, em vô tư đến ỷ lại trong vòng tay bao bọc của ba mẹ và của chị,cuộc sống màu hồng với gấu bông và những poster lung linh của những anh chàng Hàn Quốc luôn nở nụ cười...
Trước ngày nộp hồ sơ dự thi Đại học, chị có hỏi em về những dự định và ước mơ, em trả lời không mất 5 giây suy nghĩ:
Ba mẹ bảo em học Y thôi!
Ba mẹ bảo em học Y thôi!
Giật mình, 18 tuổi chẳng lẽ em không có cho riêng mình một đam mê?
Ngày thi đến gần, chị thấy em có đụng đến sách vở, nhưng nó như một nghĩa vụ đáp trả lời giục giã của mẹ, không chống đối nhưng không thật sự cố gắng...
Đầu óc em còn bận bịu đủ thứ phim ảnh, nhạc nhẽo.
Hai tuần trước kì thi có vẻ em lo lắng, nhưng hình như nó mơ hồ lắm và lo cũng chỉ để lo... Em vẫn sẵn sàng bùng giờ học thêm để lê la những quán trà sữa hay shop quần áo.
Đêm hôm ấy, đêm cuối trước kì thi, em muốn ngủ cùng chị, hơi thở gấp: Em sợ...
"Tại sao phải sợ khi cuối cùng cũng chỉ là một kì thi, là cơ hội cũng là thách thức, không vượt qua được nghĩa là ta chưa đủ lực, sẽ ở lại và tiếp cho mình thêm những điều kiện cần và đủ..." Nói vậy thôi, nhưng chị nuối tiếc: Giá như em biết sợ sớm hơn một chút!
Giá như vậy, đã không có những giọt nước mắt hôm nay.Nhưng cuộc đời không có những giả thiết lùi về quá khứ, chỉ chấp nhận kết quả những cố gắng, nỗ lực ở thì hiện tại và tương lai.
Ngày thi đến gần, chị thấy em có đụng đến sách vở, nhưng nó như một nghĩa vụ đáp trả lời giục giã của mẹ, không chống đối nhưng không thật sự cố gắng...
Đầu óc em còn bận bịu đủ thứ phim ảnh, nhạc nhẽo.
Hai tuần trước kì thi có vẻ em lo lắng, nhưng hình như nó mơ hồ lắm và lo cũng chỉ để lo... Em vẫn sẵn sàng bùng giờ học thêm để lê la những quán trà sữa hay shop quần áo.
Đêm hôm ấy, đêm cuối trước kì thi, em muốn ngủ cùng chị, hơi thở gấp: Em sợ...
"Tại sao phải sợ khi cuối cùng cũng chỉ là một kì thi, là cơ hội cũng là thách thức, không vượt qua được nghĩa là ta chưa đủ lực, sẽ ở lại và tiếp cho mình thêm những điều kiện cần và đủ..." Nói vậy thôi, nhưng chị nuối tiếc: Giá như em biết sợ sớm hơn một chút!
Giá như vậy, đã không có những giọt nước mắt hôm nay.Nhưng cuộc đời không có những giả thiết lùi về quá khứ, chỉ chấp nhận kết quả những cố gắng, nỗ lực ở thì hiện tại và tương lai.
Và chị thấy qua cuộc thi này em nhận được nhiều hơn mất chị rưng rưng vì chính những giọt nước mắt của em.
Cảm ơn vì đã cho em được một lần thử thách, đi qua nó em lớn hơn một chút, nhận ra những gì mình còn chưa đủ đầy.
Hôm đi làm thủ tục nhập thi, chị thấy em đứng lặng trước hình ảnh một cậu bạn trong chiếc áo hoen vàng, xòe 2 nghìn mua tạm chiếc bánh mì không, khô khốc cho bữa sáng.Nắm xôi đủ ruốc chả trên tay em nguội ngắt...
Lúc ấy, hẳn em thấy mình may mắn?
Tuổi 18 đo đếm bằng những gì em có, bản lĩnh và trách nhiệm với chính mình.
Lúc sang đường chị thấy em khựng lại trước một bác phụ huynh dìu đứa con gái chỉ có một chân... Cánh tay gầy nhom trở thành điểm tựa cho đứa con tội nghiệp, những nếp nhăn hiện hữu trên gương mặt, bác lóng ngóng giữa dòng người hối hả...
Hình như đôi lần lũ bạn em đến nhà chơi, có bàn tán về những người nhà quê lam lũ ấy, bằng giọng điệu không mấy thiện cảm... Giờ thì hẳn em thấy khâm phục lắm chính những con người ấy?
Anh sinh viên tình nguyện tiến lại gần bố con bác, cõng cô bé chạy vù vào phòng thi, giúp cô bé làm đủ các thủ tục.Mồ hôi nhễ nhại và nụ cười tươi rói.
Em quay sang hỏi chị: "Làm thế nào để được mặc chiếc áo xanh ấy hả chị?"
Có phải lúc này em đã nhận ra ý nghĩa và niềm vui trong những đồng cảm, sẻ chia giản dị?
Và em vẫn khóc,nước mắt cũng là một điều kì diệu cuộc thi mang lại cho em. Lâu rồi chị chỉ thấy em khóc vì giận mẹ, vì một chút rung động đầu đời không được đáp trả hay thậm chí vì anh thần tượng ở nơi xa lắc bị sổ mũ, hắt hơi.
Nước mắt lúc này nghĩa là em biết buồn, biết xót xa vì một điều chính đáng hơn, vì một mục tiêu không hoàn thành, vì quãng thời gian không thực sự cố gắng. Khóc rồi tự sẽ phải nín, không ai vỗ về, cung phụng hay dỗ dành như cách ba mẹ đã nâng niu em bấy lâu.
Em 18 tuổi, nghĩa là đủ lớn để đi một mình, đối mặt và đi đến cùng, dẫu thành công hay thất bại. Chưa làm được thì phải tập, phải rèn phải học cách tự làm bởi cuộc đời em không ai sống thay em được đâu.
Cuộc đời mênh mông như bể cả, nếu em không chịu bơi thì tự khắc sẽ chìm, ba mẹ và cả chị không thể mãi đi bên em như những chiếc phao cứu hộ.
Chị xem lần thi này là một lần va chạm bởi qua đó em đã học được rất nhiều về yêu thương, về nghị lực, sự bất hạnh và cả sự sẻ chia... Những thứ em không nhận được trong vòng tay quá êm đềm, ấm áp của gia đình. Em học được nó từ những người xa lạ, một cậu bạn, một cô bé không chân hay bác phụ huynh với tình thương hằn lên trong nỗi đau.
Cảm ơn vì đã cho em được một lần thử thách, đi qua nó em lớn hơn một chút, nhận ra những gì mình còn chưa đủ đầy.
Hôm đi làm thủ tục nhập thi, chị thấy em đứng lặng trước hình ảnh một cậu bạn trong chiếc áo hoen vàng, xòe 2 nghìn mua tạm chiếc bánh mì không, khô khốc cho bữa sáng.Nắm xôi đủ ruốc chả trên tay em nguội ngắt...
Lúc ấy, hẳn em thấy mình may mắn?
Tuổi 18 đo đếm bằng những gì em có, bản lĩnh và trách nhiệm với chính mình.
Lúc sang đường chị thấy em khựng lại trước một bác phụ huynh dìu đứa con gái chỉ có một chân... Cánh tay gầy nhom trở thành điểm tựa cho đứa con tội nghiệp, những nếp nhăn hiện hữu trên gương mặt, bác lóng ngóng giữa dòng người hối hả...
Hình như đôi lần lũ bạn em đến nhà chơi, có bàn tán về những người nhà quê lam lũ ấy, bằng giọng điệu không mấy thiện cảm... Giờ thì hẳn em thấy khâm phục lắm chính những con người ấy?
Anh sinh viên tình nguyện tiến lại gần bố con bác, cõng cô bé chạy vù vào phòng thi, giúp cô bé làm đủ các thủ tục.Mồ hôi nhễ nhại và nụ cười tươi rói.
Em quay sang hỏi chị: "Làm thế nào để được mặc chiếc áo xanh ấy hả chị?"
Có phải lúc này em đã nhận ra ý nghĩa và niềm vui trong những đồng cảm, sẻ chia giản dị?
Và em vẫn khóc,nước mắt cũng là một điều kì diệu cuộc thi mang lại cho em. Lâu rồi chị chỉ thấy em khóc vì giận mẹ, vì một chút rung động đầu đời không được đáp trả hay thậm chí vì anh thần tượng ở nơi xa lắc bị sổ mũ, hắt hơi.
Nước mắt lúc này nghĩa là em biết buồn, biết xót xa vì một điều chính đáng hơn, vì một mục tiêu không hoàn thành, vì quãng thời gian không thực sự cố gắng. Khóc rồi tự sẽ phải nín, không ai vỗ về, cung phụng hay dỗ dành như cách ba mẹ đã nâng niu em bấy lâu.
Em 18 tuổi, nghĩa là đủ lớn để đi một mình, đối mặt và đi đến cùng, dẫu thành công hay thất bại. Chưa làm được thì phải tập, phải rèn phải học cách tự làm bởi cuộc đời em không ai sống thay em được đâu.
Cuộc đời mênh mông như bể cả, nếu em không chịu bơi thì tự khắc sẽ chìm, ba mẹ và cả chị không thể mãi đi bên em như những chiếc phao cứu hộ.
Chị xem lần thi này là một lần va chạm bởi qua đó em đã học được rất nhiều về yêu thương, về nghị lực, sự bất hạnh và cả sự sẻ chia... Những thứ em không nhận được trong vòng tay quá êm đềm, ấm áp của gia đình. Em học được nó từ những người xa lạ, một cậu bạn, một cô bé không chân hay bác phụ huynh với tình thương hằn lên trong nỗi đau.
Chị cũng xem lần thi này là cơ hội, cơ hội để ai đó chứng tỏ bản thân và cơ hội để em nhìn lại chính mình.Đã thật sự đam mê và nỗ lực đến cùng?
Nếu chưa thì quay về và làm bằng tất cả những gì em có... Khi ấy nếu còn thất bại, chị sẽ ôm em và khóc cùng em.
Và cuối cùng chị cảm ơn cuộc thi vốn rất quan trọng nhưng cũng chỉ là một cuộc thi, một thử thách, một ngưỡng cửa cuộc đời...
Rồi ngày mai, bước qua tuổi vụng dại, đủ tự tin để đi qua mọi chông gai và sỏi đá, em sẽ thấy đó là một cơ hội đáng giá mà em nhận được từ những người đi trước, cơ hội kiểm chứng sự trưởng thành.
Nếu chưa thì quay về và làm bằng tất cả những gì em có... Khi ấy nếu còn thất bại, chị sẽ ôm em và khóc cùng em.
Và cuối cùng chị cảm ơn cuộc thi vốn rất quan trọng nhưng cũng chỉ là một cuộc thi, một thử thách, một ngưỡng cửa cuộc đời...
Rồi ngày mai, bước qua tuổi vụng dại, đủ tự tin để đi qua mọi chông gai và sỏi đá, em sẽ thấy đó là một cơ hội đáng giá mà em nhận được từ những người đi trước, cơ hội kiểm chứng sự trưởng thành.
0 nhận xét:
Post a Comment